Tuesday, December 3, 2013

HIẾN PHÁP 2013 VẪN BÌNH MỚI RƯỢU CŨ


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Vào ngày 28 tháng 11 vừa qua Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua bản Hiến Pháp mới, sau đợt lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Hiến Pháp này kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013. Trước những sai lầm tiếp nối sai lầm trong tất cả các chính sách đối nội, đối ngoại cũng như trong các sách lược quốc kế dân sinh, khiến cho nền kinh tế của nước nhà kiệt quệ, nhân dân tiếp tục đời sống đói rách lầm than, và hèn nhược, tổ quốc triền miên lâm nguy bởi chính sách “tằm ăn lá dâu” của nước láng giềng Trung Quốc, trong các góp ý cho Quốc Hội về sửa đổi Hiến Pháp lần này, người dân đã đồng lòng đòi hỏi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, xóa bỏ vai trò độc tôn cai trị đất nước của đảng cộng sản, tiến tới xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng với một nhà nước pháp trị thực sự của dân, do dân và vì dân trên căn bản tam quyền phân lập, nhằm hạn chế sự độc tài, lạm quyền và bảo đảm tự do dân chủ và công bằng pháp luật, các lãnh đạo của đảng và nhà nước với một nổ lực hòng kéo dài quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản,  thông qua các phương tiện truyền thông lề đảng, đã không ngừng đả phá, thậm chí là cả đe dọa những cá nhân, tổ chức lên tiếng kêu gọi xóa bỏ chế độ độc đảng, độc tài và kêu gọi việc  thành lập các đảng phái chính trị đối lập, tiến tới việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, dân chủ, đa nguyên.Gần đây, để dọn đường cho việc thông qua hiến pháp mới mà không có bất cứ một thay đổi nào đáng kể so với bản Hiến Pháp năm 1992, báo Công An Thành Phố đã đăng tải bài viết của tên bồi bút Bùi Văn Học với tiêu đề Không Thể “Tam Quyền Phân Lập” và cũng với cùng nội dung đó, báo an ninh thủ đô cũng của ngành công an cộng sản lại đăng tải dưới tiêu đề “Tam Quyền Phân Lập Không Phù Hớp Với Thể Chế Chính Trị Ở Nước Ta”.
Cả hai bài báo đều khởi đầu rằng: “Thời gian gần đây, lợi dụng việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đã cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là “tam quyền phân lập”, đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để “kiềm chế”, “đối trọng” giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư sản... Đây là những luận điệu không mới và đã được các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền, kích động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”
Sau những bao biện nhăn cuội theo cung cách tuyên truyền một chiều của cộng sản, bài báo đi đến kết luận rằng: “Từ sự phân tích ở trên, tôi hoàn toàn đồng tình với quy định tại Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Thật tội nghiệp cho cái não trạng nô lệ cộng sản của Bùi Văn Học bởi cái lối ngụy biện sáo mòn trong bài viết của tác giả đã thể hiện rất rõ ràng rằng Bùi Văn Học chẳng khác gì loài động vật dạ dày có 4 túi, chỉ giỏi nhai lại những thứ đã gặm vội, nuốt thô trước đó. Bởi dù chỉ là một con người với một chút nhân cách tối thiểu cũng không ai có đủ can đảm để rêu rao rằng trước công luận rằng “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - bổ sung, phát triển năm 2011- đã khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thật là xú uế cho cái luận điệu tuyên truyền bịp bợm của cộng sản và những kẻ nô lệ cộng sản!
Thứ nhất: Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa nào là của dân, do dân và vì dân khi mà cái nhà nước đó vừa ra đời thì đã bắt tay xây dựng hàng trăm trại lao cải ở khắp các vùng rừng thiêng nước độc để giam hãm hàng chục ngàn người dân vô tội cho đến chết vì kiệt sức, vì đói khát chỉ bởi họ là những trí thức, những doanh gia, những hào mục ở nông thôn hay chỉ là những người cày có ruộng, chỉ đơn giản vì “địa, hào trí phú” là kẻ thù của nhà nước, của chế độ, nên phải “đào tận gốc, trốc tận ngọn”? Cái nhà nước mà chỉ muốn nhân dân phải vô sản, phải đói rách lầm than mới là ái quốc, còn những người được ăn no, có mặc ấm thì bị xem là thành phần phản quốc là những kẻ thù của chế độ, cần phải bị đấu tố, bị đào tận gốc, bị trốc tận ngọn thì sao đó lại là nhà nước của dân, do dân và vì dân được?
Thứ hai: Ở đất nước Việt Nam XHCN Làm gì có chuyện “… tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”? Bởi nông dân chỉ là tầng lớp bị trị trong xã hội: Ruộng vườn, nhà cửa và đất đai do tổ tiên bao đời tạo dựng, cứ lần lượt bị cường hảo đỏ cướp trắng, để đến nỗi trong xã hội ngày nay vừa hình thành thêm một giai cấp mới, đó là giai cấp dân oan khiếu kiện, mà không ít trong số họ từng bị tra tấn, bị tù đày lao lý hay bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm vì tội “tập trung khiếu kiện đông người, gây rối trật tự công cộng”. Còn công nhân Việt Nam vẫn chỉ là những “còng làm cho thẳng lưng ăn” không những bị các công ty xí nghiệp của nước nhà bóc lột tận tủy xương với đồng lương chết đói, mà hiện thời họ còn bị bóc lột, bị đàn áp và bị chà đạp nhân phẩm bởi cả các chủ cả là người từ “nước lạ” mà đảng và nhà nước cung thỉnh về để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để bóc lột sức lao động của dân nghèo Việt Nam hoặc để khai thác tài nguyên về làm giàu cho “nước lạ” nhưng lại tàn hại môi sinh của con dân đất Việt. Vậy sao lại nói lấy được rằng: “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”? Còn đội ngũ trí thức ư?  Các lãnh tụ cộng sản xem “trí thức không bằng cục phân” thì làm sao lại có chuyện quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp trí thức được?

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rằng  “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, do Đảng và vì Đảng.” Chẳng thế mà các lãnh đạo của đảng, nhà nước và chính phủ luôn ngồi xỗm trên hiến pháp và pháp luật, họ có quyền sai phạm, có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn là được vinh thân, phì gia, mặc cho đất nước cứ đói nghèo,  dân tình cứ cơ lại.  Điều này chỉ có thể tồn tại trong một thể chế độc tài đảng trị như Việt Nam hiện nay mà thôi, bởi ở đó, đảng là trên hết, trên cả Tổ Quốc, trên cả hiến pháp và luật pháp, bởi ở đó luật pháp chỉ là một công cụ của giai cấp thống trị dùng để trấn áp tầng lớp bị trị mà thôi.
Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù 10 năm vì một oan án, do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, do Đảng và vì Đảng
Bằng chứng là gần đây, một số vụ án oan được phanh phui, nhiều người dân vô tội được trả tự do sau hàng chục năm bị tù đày, mà bản thân họ không hề can án. Điều này cùng chỉ xãy ra ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản mà thôi, bởi ở đó “Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” có nghĩa là mọi quyền hành trong nước đều thống nhất, đều quy về một mối, do đảng thống nhất lãnh đạo, đảng phán cho ai có tội, thì kẻ đó phải là kẻ có tội, cho dù trên thực tế kẻ đó không hề phạm tội, và đảng phán cho ai vô tội, thì người đó được vô tội, cho dù trong thực tế người đó phạm vô số tội, thậm chí là phạm trọng tội bán nước hại dân!
Vậy, việc đòi hỏi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, xóa bỏ vai trò độc tôn cai trị đất nước của đảng cộng sản, tiến tới xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng với một nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân trên căn bản tam quyền phân lập, nhằm hạn chế sự độc tài, lạm quyền và bảo đảm tự do dân chủ và công bằng pháp luật là một đòi hỏi chính đáng cho cả dân tộc Việt Nam chứ không riêng cho một tầng lớp nào trong xã hội, để mọi người, từ một  thứ dân cho đến một ông thủ tướng đều được bình đẳng trước pháp luật, đều cùng sống và cùng thượng tôn pháp luật, chứ không ai được quyền ngồi xỗm trên pháp luật, mà cũng không ai bị áp đặt cho một án tù đày một cách oan khiên khi họ hoàn toàn không hề phạm tội. Trong số những người được hưởng lợi từ nền tự do dân chủ và công bằng pháp luật trong thể chế chính trị đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập đó, chắc chắn có cả ông bà cha mẹ, họ hàng quyến thuộc của Bùi Văn Học, của các nhân viên cảnh sát điều tra, và tất nhiên là có cả ông bà cha mẹ, họ hàng quyến thuốc của Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng cũng như của tất cả các ủy viên Bộ chính trị nữa, chứ không riêng gì của tầng lớp thảo dân thấp cổ bé họng. Vậy cớ sao các lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt nam lại chối từ đòi hỏi chính đáng đó của người dân? Cớ sao các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước lại gay gắt chỉ trích những người vì quyền sống của cả dân tộc mà đại diện cho cả dân tộc gởi đến lãnh đạo đảng, nhà nước và Quốc Hội đòi hỏi chính đáng này?  Vì nền tự do, dân chủ đích thực, vì hạnh phúc của toàn dân tộc, và vì sự tiến cường của đất nước, vì sự tồn vong của Tổ Quốc Việt Nam hà cớ gì lại “KHÔNG THỂ TAM QUYỀN PHÂN LẬP”? Hà cớ gì chủ trương sửa đổi hiến pháp, mà vẫn chỉ "Bình mới, rượu cũ" thế này?

Có thể nói rằng toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước vô cùng  thất vọng, bất bình và phẫn nộ với Bản Hiến Pháp "Bình Mới Rượu Cũ" này. Ấy vậy mà mà trong bài diễn văn thông qua bản hiến pháp sáng ngày 28 tháng 11 vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã dám sủa ra rả rằng:Có thể nói, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, với trí tuệ và cách làm khoa học, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị nước ta đã tham gia xây dựng Dự thảo Hiến pháp này. Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới”. Thật là ô nhục cho cái quốc hội nước Việt Nam thời nhà sản, bởi mang tiếng là đại biểu cho nhân dân, mà thực chất chỉ là những tôi mọi của đảng cộng sản, để lừa bịp nhân dân và công luận quốc tế. 
Việt Nam ơi, nỗi ô nhục này còn kéo dài đến bao giờ?
Nguyễn Thu Trâm, 8406

No comments:

Post a Comment