Friday, April 5, 2024

CHÂN DUNG “CỰU TÙ CHÁNH TRỊ” TRẦN VĂN LONG VÀ “NHÀ BÁO TỰ DO” NGUYỄN THU TRÂM

Kính các Anh.
Sáng nay tôi  nhận hai cuộc điện thọai từ quê nhà, có đề cập đến  một buổi gặp mặt  của các Anh cựu tù. Trong buổi gặp mặt tại Đồng nai. Nội dung  email  mà tôi viết chuyển đến các anh,  có được quan tâm bàn thảo. 
Một ngươì anh lớn của A20 đã rất bận tâm về sự kiện tôi phủ nhận tư cách chính trị của ông Trần Văn Long. 
Thư riêng này nhằm  viết rõ hơn về vấn đề nhạy cảm ấy.
Khi tôi nhận email của  anh Vũ Khải, một gương mặt lớn  của Tù Chính Trị A20 (tôi vốn phân biệt  rõ ràng Tù  Tình Nguyện và Tù chính trị. Các anh  bị giam tù không án, nguyên từ lý do  Trình diện Cải tạo  tôi không coi là Tù Chính Trị. Việc này vơí tôi , đã đến lúc cần thẳng thắn vơí nhau mà xác định, tránh những lầm lẫn ngộ nhận càng ngày càng  nguy hiểm, bơỉ cả từ quốc tế lẫn quốc dân). Anh Vũ Khải yêu cầu tôi cho biết cụ thể  về trường hợp ông Trần Văn Long. 
Vì thời giờ vắn vỏi, và vì nhằm trời ngắn gọn  cho mục tiêu  làm rõ sự kiện Trần văn Long bị từ chối qui chế tỵ nạn chính trị, truất quyền đào tỵ tại Thái lan... tôi đã vắn gọn xác định ông Trần văn Long không là tù chính trị.
Tôi cũng băn khoăn vì  những dòng viết vội của mình. Đêm đi làm không lên máy được nên tôi  giữ im lặng chờ cơ hội viết rõ rằng thêm.
Cuộc điện thoại sáng nay của một người anh lớn A20, khơỉ đầu có ý trách tôi về kết luận vắn gọn và tàn nhẫn ấy. Tôi ghi nhận  và đồng quan điểm vơí  anh  về tư cách  tù chính trị của ông Trần văn Long. Đồng thơì xác định là ngay từ lúc ra tù, tôi đã đặc biệt nhắc đến tên ông Trần văn với Humain Right Watch. Hoa Kỳ, Tố Chức Thiên chúa giáo quốc tế chống Tra tấn /lưu đày. Ân xá quốc tế  Amsterdam Hà Lan, Ân xá quốc tế  Victoria Uc dâi lợi  và Trình bày cụ thể danh sách 146 ngươì tôi nắm rõ án tích tù chính trị . Cho tới khi ông Long vượt biên giới sang Thái, tôi vẫn giữ tên ông Long  trong các danh sách Tù và cựu tù  chính trị Việt nam  mỗi khi được Ân xá quốc Tế  và Droit de L'homme Geneve hỏi đến, tuy nhiên, đều có ghi chú cẩn thận  rằng ÔNG LONG LÀ NGƯỜI BỊ CHUYỂN ÁN  TỪ ÁN HÌNH SỰ ĐỒNG HÓA THÀNH TÙ CHÍNH TRỊ;
 Đối với ngôn ngữ ngoại giao, cộng sản không qui định bản án  chính trị  nào cả. Chúng khôn ngoan phủ định tất cả các  hành động chính trị của  các  tổ chưc tranh đấu tại Nam Việt Nam sau năm 1975 cho đến tận bây giờ. Vì thế, các tổ chức Nhân quyền quốc tế phải căn cứ  nơi các điều luật  của bộ luật HÌNH SỰ  NƯỚC Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chắt lọc và phân tích  để từ đó  mà nhận diện ra bản chất chính trị  của các hành vi phạm án. 
Hầu hết các bản án  mà các anh  các Thầy phải mang trên giấy tờ là nằm trong điều 73 Bộ Luật Hình Sự.  Đây là những chi tiết các anh  thường không mấy quan tâm phân biệt. Nhưng khi đã mò mẫm đến các cơ quan công quyền  quốc tế, vấn đề trở thành rất quan trọng vì nếu không tinh nhạy, ta sẽ không nêu bật được  gía trị Chính Sự Chính Trị của các hành động chống đối  chính quyền. Tôi là ngươì đặc biệt  chống đối từ ngữ "tù nhân lương tâm" và cương quyết bảo vệ gía trị bất biến của ba chữ Tù Chánh Trị  mỗi khi có dịp trình bày quan điểm  trước  những cơ quan lập pháp của  các nước phương Tây. Điều này, nhiều nhà hoạt động nhân quyền  Việt Nam ở nước ngoài vẫn không nhận  ra  sự cách biệt  rất lớn lao và cực kỳ nhạy cảm  này.

Ông Long ra tù vơí  Giấy Xuất Trại  Mãn Hạn Tù thuộc khoản tội
Cố Ý Giết Người. Khi ông Long  sang Thái và gặp Cao Ủy Tỵ Nạn xin đào tỵ, đương nhiên ông Long phải trình giấy Ra Trại. Dựa trên căn bản giấy ra trại và  lời khai ban đầu, Nhân lực phỏng vấn sẽ làm tường trình  về Cao Ủy  Nhân Quyền  và Cao Úy  Tỵ Nạn  Liên hợp Quốc  để  thẩm trình sự kiện. Ở Thái Lan và Bangkok  cùng Manila, tổ chức Human Right Watch của Mỹ can thiệp rất sâu vào các tổ chức cấp quyền  đào tỵ, vì họ chính là nơi cấp phát lương và phương  tiện cho các cơ quan  này hoạt động. Human Right Watch của Mỹ  ở Bangkok có đường thông tin  rất bén nhạy vơí trung tâm phân tích nhân lực Á Châu của CIA. Human Right Watch là tổ chức cập nhật thừơng xuyên danh sach Tù Chính  Trị, Tù Bất đồng chính kiến  của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Miến Điện. Bản thân tôi cũng phải trả lời mỗi sáu tháng  những văn bản  đề cập đến danh sách (và nhận xét tư cách, nếu có biết) về những ngươì Việt Nam được  dán tên trên List cập nhật.
Những chi tiết  nội bộ này cho chúng ta hiểu rằng, nếu ngươì tù nhân  Việt Nam trốn sang lân quốc và đến Bangkok. Hồ sơ của mỗi ngươì đều đã có  phần cơ bản  nơi trụ sở trung ương Human Right Watch Hoa kỳ.
 Hồ sơ án  giam  của ông Long chắc chắn  sẽ gặp phải  sự cản trở tức thì từ cơ quan  Human Right Watch để giơí thiệu quyền đào tỵ vào Mỹ. Vì  các hồ sơ  này còn phải giải trình trước quốc hội  Hoa kỳ  (bất kỳ nhân  lực lớn nhỏ  nào của  tập hợp tù nhân đối lập vn). Gặp phải án tính có  liên quan đến sát nhân. Vấn đề lập tức trở nên tồi tệ. Đây là trưòng hợp ông Phan Văn Bàn đã từng phải hứng chịu, khi bị tống xuất từ trại Nam Hà trực tiếp sang Thái Lan. Ông Bàn đã không được cấp quyền đào tỵ (bây giờ  thì chưa bité ra sao) vì đôi phương đã chứng minh  được với Cao Úy Nhân Quyền một số các  dấu tích  sát nhân trong giai doạn Ông Phan Van Bàn  mang trách nhiệm Trưởng Lưới Phượng Hoàng ở Đà lạt Lâm Đồng đối vơí  tù binh cộng sản nằm vùng (trước 1975). Ông Phan Văn Bàn đã phải kẹt cứng ở Thái Lan hơn sáu thnág trời, không hề được sự bảo vệ chính thức  của Cao ủy  Tỵ nạn. Con trai của ông Bàn phải từ Mỹ, vận động nhiều nghị sĩ điạ phương bảo lãnh ông Bàn  vào Mỹ bằng lý do Nhân Đạo và không có qui chế đương nhiên thành thường trú nhân, tức không phải vào Mỹ bằng  qui  chế Tỵ nạn Chính Trị.
Nhìn  sự kiện ông Phan Văn Bàn  (tù cải tạo 1975-1984. Tù "phản động" 1985 suốt mãi đến gần đây mơí  được Trục xuất. Ông Bàn là một trong năm tên  tuổi đặc biệt  trong danh sách  thường trình của bản than tôi vơí  Human Right Watch), ta sẽ thấy sự "đứng chựng" của hồ sơ  Trần  Văn Long ngay. 
Ta có thể can thiệp cho trrường hợp ông Long , nếu như ông Long  trình bày đúng sự thật ngay từ những phút đầu tiên. Sự can thiệp sẽ nằm ở một góc cạnh khác, khác hẳn vơí lối đi của  Human Right Watch. Tuy nhiên, Ông Long  có thật sự  đáng được hưởng  sự cố gắng ấy không?  Điều này  đã làm bản thân tôi băn khoăn rất nhiều.
Ông Long là ngươì can đảm và rất liều lĩnh. Ông đã giúp anh em trong nhóm tổ chức  cuộc  nổi dây A20 Tháng 10 /94 rất nhiều; Các đường dây chuyển  tài liệu  từ trong trại ra ngoai trại  và đi tơí Sàigòn, Hà Nội. Ông Long là một trong bốn đường chính yếu. Ở vào gai doạn cuối cùng của cuộc sóng gíó, các nhóm chính trị làm rộng  đã tự phát  mở các đường truyền tin riêng, đặc biệt  một ngươì đã nằm xuống (do tự sát ) tại Sóc Trăng, là người  đã rất liều lĩnh  chuyển những tín hiệu cuối cùng, trước khi tôi và anh Nguyễn Trung bị bắt vào buồng cùm. Cuộc nổi đậy được nhận định là thành công. Trại A20 đã bị phá tan, các anh em dù có phải lưu lạc  ra các trại khác khắp Nam Bắc , nhưng A20, "Thành đồng lao  ngục của chính trị miền Nam" đã phải chết, báo hiệu cho sự sụp đổ quyền lực  tà ma  của đám cung đình Hà Nội. Ông Long  trong những chừng mực nhất định  là ngươì có công không nhỏ  trong công trình phá sập A20.
Ông Long là ngườì  can đảm  và dám đương đầu nguy hiểm khi ở trong tù , đã thnàh ngươì  thiếu công bằng vơí anh em (còn lại trong tù). Nhưng khi ra ngoià đời, ông Long đã phụ bạc  ngườì thôn nữ  chất phác  ở Phú yên, là ngươì đã  giúp  tối đa cho ông Long  hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Ông đã lập gia đình  vơí một người đàn  bà nổi tiếng sắc sảo ở Hố Nai Biên Hòa. Cuộc duyên nợ vớí gia đình ngươì thôn nữ chất phác kia, ít nhiều tôi đã phải làm ngươì gánh chịu phần sau cùng.
Trong suốt những thờiì gian  ông Long  làm nhiệm vụ  của anh em, tôi chưa bao giờ để ông Long phải thiệt thòi, kẻ cả khi ông Long ra tù;
Đáng tiếc là ông Long dã không  làm chủ được mình trước sự quyến rũ của đồng tiền.
Tư cách chính trị của ông Long, vì thế đã trở thành  một sự  rất tế nhị để  thẩm xét.

Phạm Văn Thành kính cáo.
PhamVanThanh
De : Phamthanh <beauceron2004@yahoo.fr>
À : Trong Khai Vu <khaitrongvu06@yahoo.com.au
 Kính anh Khải. 
Kính đến các anh chị em liên quan. 
(Trước hết, xin  trình bày cùng các anh đây là email  riêng, trao đổi giữa chúng ta, những ngươì đã cùng có những đau thương của đời ngươì thất bại  và tù đày  đang sống khó khăn ở quê nhà hay đang lưu vong sống đơì đào tỵ nhạt nhẽo. Xin các anh chị khống lưu chuyển nội dung email này  vào các diễn đàn; vốn là một cái chợ bầy hầy  bẩn thỉu của những cái tôi ngu  ngơ  hợm hĩnh . Kinh báo).

Việc Trần văn Long.
Từ lúc Long sang Thái  do sự tổ chức của Thu Trâm (hay Quỳnh Trâm), tôi đã nhận được  nhiều lần  Long liên lạc qua ô Chát yahoo. Tôi hiểu tất cả các thao tác lien lạc ắt là do Thu Trâm  điều hoạt. 
Tôi là ngươì không tin Thu Trâm vì:
a/ Qua sự cảnh báo từ một đàn anh  kỳ cựu  A20 xuất thân từ trưòng an ninh tình báo thì THU TRÂM hay QUỲNH TRÂM có:
b/ Tướng pháp  bất thường và lý lịch bất minh.
c/ Thái độ tiếp cận của Thu Trâm vớí  Chùa Liên Trì  chứa nhiều gỉả tạo. Qua  câu chuyện Trương Văn Sương và  Hội Ái Hữu Tù Chính Trị ở Việt Nam  tôi  nhìn thấy  ý muốn chiến lược của Thu Trâm là  vá víu thành tích chính trị và lôi kéo những anh em cựu tù để Trâm làm  vỏ áo chính trị cho mình.
d/ Quan hệ chồng chéo giữa Chùa Liên Trì, Hội Ái Hữu Tù  và Hội Thánh Tin LRành  của mục sư Quang . Quan hệ  và tính cách làm việc kiểu này, chỉ có những kẻ đấu tranh non nớt hoặc đấu tranh hình thức mơí có thể tin  tưởng được.
Về Trần văn Long.
Ngay từ những ngyà đầu, sau một bài  viết (tôi nghĩ là của chị Hạnh) tán dương Trần Văn Long. Tôi đã gởỉ thư riêng  lại người viết  để  cảnh báo  và mong mỏi  hãy thận trọng. Tránh những tiền lệ xấu về sau. Vì:
a/ Đúng như anh em  (trong email vừa gơỉ ) đã xác nhận. Ông Long  không là tù chính trị.
b/ Ông Long không có khả năng  tự chủ  trước tài chánh.
c/ Ông Long  không bị sách nhiễu.
Tôi thận trọng cảnh báo, đồng thời xác định rõ cảm giác vô cùng bất an mỗi khi nghĩ đến nhân vật Thu Trâm được ra hải ngoại với chiếc áo chính trị nghiêm chỉnh, Cô ta sẽ bôi tro trét trấu lên mặt mũi  anh em tù chính trị cả trong và ngoài nước. Vì vơí tôi, tôi xác định đây là một ngươì đàn bà xảo quyệt.
 Về chuyện tiền bạc.
Tôi không nhắc đến chuyẹn này từ khi tôi chọn cuộc sống ẩn dật. Ngày nay, vì chuyện đã tới  lúc phải lên tiếng, vì quyền lợi và danh dự  của nhiều anh em chính trị quốc nội  mà lên tiếng. Hoàn toàn không vì giận oán ông Trần văn Long.
Khi tôi ra tù, tôi đã chuyển về Ông Long  nhiều đợt  qùa. Biếu ông Long và qua ông Long xin gởỉ đến các anh em ở miền Trung và miền Nam. Số qùa ấy tổng cộng trên dươí 10,000 (Mười Ngàn USD). Ông Long đã chuyển tương đối đàng hoàng .

Trong những ngươì được gơỉ có cả ông Trương Văn Sương và anh Dương văn Sĩ, hai người tôi quan tâm đạc biệt vì cả hai đều "Con Bà Sơ" và đều bệnh nặng. Rất đáng trách  là khi anh Dương văn Sĩ ra tù, tôi biết được là anh chỉ nhận được cỡ 400 ngàn tiền Việt Nam  trong suốt  những năm  ấy (1999- 2004) trong khi tiền tôi chuyẻn  cho gia đìng anh Sĩ  tồng cộng 4 lần, mỗi lần 400 USD. Gạn hỏi gia đình anh Sĩ thì em anh Sĩ  xác nhận có hai  hay ba lần chi đó nhận qùa ! Viêc anh Sĩ, tôi nghĩ  lỗi đã có nhiều phần từ em anh Sĩ, vì sau khi anh Sĩ về, tôi có chuyển tiền quà để anh Sĩ làm lò bánh mì. Tất cả số tiền ấy em anh Sĩ  đã  tìm cách sỡ hữu và cuối cùng là anh Sĩ ra ở một  cái lều vịt, sống bằng cái cần câu  câu cá qua ngày. Nhắc đến chuyện này, tôi không cầm nổi nước mắt. Vì anh em đều biết, tôi thương anh Sĩ  nhất  trong những  anh em ở Đầm Đùn. Anh Sĩ là ngươì hơn tôi ba tuổi  và tôi học được rất nhiều  ở sự can đảm  điềm tĩnh của con ngươì này.
Tình trạng ông Sương không khác là bao và tôi quy lỗi về phía gia đình anh Sương hơn là qui lỗi về Ông Trần Văn Long.
Sự kiện đáng trách  thứ hai của Ông Long là số quà tôi gởi về  của ông Nguyẽn Kim nhờ traocho ông Đổ Bạch Thố và ông Trần Đế, hai  cận vệ cảm tử của ông Hoàng Cơ Minh, mỗi người 400 USD... đều đã bị ông Long giữ làm của riêng.
Điều đáng trách lớn nhất  và đã làm tan vỡ tất cả tình cảm của tôi đối với ông Trần Văn Long là dịp tổ chức  ra thăm tù  cho một số gia đình tù  từ miền Nam như Ông Trương Văn Lan ở Cam Ranh, Cha của tù nhân Võ Lâm Tể  ở Phú Yên và Dương Văn Sĩ  ở Sóc Trăng. Tôi đã chuẩn bị suốt một tháng trời  khoảng 8 kg thuốc  tây. Thuốc được dán tên cho mỗi người (vì tôi biết rõ ai cần thuốc gì). Đặc biệt, phía sau các tem mạc hiệu thuốc dán ngoài cac chai  thuốc, tôi đều có  dấu những thông tin đặc biệt. tất cả các chai thuốc  ấy, ngay khi về đến nhà ông Long được một hai ngày.... đã có mặt ngoài chợ thuốc Biên hòa. Biên hòa là quê của tôi. Tai mắt của tôi  tất nhiên không thể  thiếu.
Người đưa thuốc về  là cựu trung úy không quân  Nguyễn Trọng Nghĩa. Về tới Việt Nam bị tháo dạ, hỏi  vợ chồng ông Long  mấy liều thuốc  Smecta nhưng không tìm đâu ra!!! Trong khi thuốc Smecta chính tay tôi goí  rất nhiều, ít ra là 100 gói  vì đây là thứ anh em rất cần.

Về số tiền 8000 USD tôi chuyển vội cho các anh  Nghĩa, Long  và Lê ngọc Vàng. Điểm giao tiền Hoàng Duy Hùng giới thiệu một điểm giao vốn đã từng bị công an bắt Paul trước đó gần 1 năm. Sự kiện này tôi hoàn toàn tin tưởng Hoàng Duy Hùng nên đã đầy anh em vào mõm rọ an ninh Việt Cộng. Sau nhiều năm suy nghĩ, tôi chắc chắn ông Hoàng Duy Hùng  biết rõ là anh em chúng tôi sẽ bị sập rọ!! (sẽ viết về chuyện này ở một dịp thuận tiện).
Số tiền 8000 USD (tháng 9/1999) đã được chia ra  cho hai người cất giữ. Lê Ngọc Vàng bị bắt trên đường. Số tiền đương nhiên chưa kịp tầu tán. Ông Long đã đem tiền về được đến nhà. Vợ ông Long là người đặc biệt tháo vát, chắc chắn sẽ có cách tẩu tán... Nhưng vợ ông Long báo cho tôi  là số 4000 USD ấy đã mất, bị tịch thu  Hỏi về cuộn băng ghi hình  trại tù Đầm Đùn  và  đội đập đá (chính trị) vợ ông Long cũng nói là đã mất. Trong khi chính tay Nghĩa và ông Vàng  đã quay được nhiều chi tiết quan trọng.
Những khoản tiền tôi vừa nêu  là tiền chung  góp của  bà con  khắp nơi, trong đó nhiều nhất là đồng bào ở San Joe. Tôi đã cay đắng suốt nhiều năm trời vì sự thất bại này.
Những khoản tiền riêng (bòn rút của vợ), tôi gơỉ cho Long  để làm vốn, khoảng 8000 USD) số tiền ấy  tôi không kể vào đây vì là  tiền riêng. 
*
Việc điều tra  hồ sơ  án chính trị  của cơ quan thẩm quyền LHQ  có sự can thiệp và thông tin đặc biệt từ phía Hoa Kỳ. Từ căn bản án hình sự mà hét khống là án Phục quốc... là một sự coi thường công luận  đến lố bịc. Thu Trâm đã đi gom gop một số anh em có tiền án tiền sự chính trị  hầu mong làm  đà bật cho cô ta vào Mỹ. Long đã thành một nạn nhân không hơn không kém.

Việc chỉ noí một lần. 
 Kính cáo.
Phạm Văn Thành.
8 quai de la Marne 
77450 Conde Saint Libiaire.
France  33611170940 .
email: beauceron2004@yahoo.fr 

No comments:

Post a Comment